Buy Weakness: chiến lược mua giá suy yếu là một chiến lược được nhiều người quan tâm khi đầu tư thị trường Forex.
Buy Weakness: chiến lược mua giá suy yếu là gì? Nó còn được biết đến là mua vào khi giá giảm hay mua vào khi giá suy giảm.
Đây là chiến lược phổ biến được nhiều người áp dụng và hay xuất hiện trong các bài phân tích. Tuy nhiên, Buy Weakness thực chất là chiến lược như thế nào?
Mua khi giá giảm có lợi thế gì so với mua khi giá phá vỡ như chiến lược thông thường? Bài viết hôm nay của chienluocfx.com sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật những thắc mắc về chủ đề này.
Tìm hiểu chiến lược mua giá suy yếu là gì?
Buy Weakness: chiến lược mua khi giá suy yếu là một chiếc lược khi mà xu hướng tăng – trader vào một vị thế “Long” khi giá vẫn còn nằm trong giai đoạn điều chỉnh, tức là trước khi nó quay trở lại xu hướng tăng.
Mua vào khi giá suy yếu có nghĩa là nhà giao dịch kỳ vọng rằng sau khi mua, giá sẽ có 1 cú bật nảy và có thể xem đây giống như một kiểu Buying on pullback (mua khi giá hồi quy).
Các nhà giao dịch áp dụng chiến lược mua khi giá suy yếu sẽ không chờ đợi 1 sự xác nhận có đảo chiều kết thúc sóng hồi.
Thay vào đó, họ sẽ liên tục mua khi nhận thấy đáy mới xuất hiện. Mua vào theo chiến lược Buy Weakness có thể vào lệnh tại đáy mới trong ngày, đáy của tuần, tháng hay 52 tuần hay đáy mới mọi thời đại. Trong nhiều trường hợp thì tín hiệu quá bán là rất quan trọng, cần phải có để trader có thể mua vào khi giá giảm.
Ngoài ra, nhà giao dịch có thể chờ đợi khi tín hiệu đảo chiều của giá xuất hiện rồi mới Buy để có được xác suất thắng cao hơn.
Ngược lại, trader có thể mua vào ngay tại các vùng quan trọng mà không cần chờ đợi tín hiệu xác nhận để có được tỷ lệ lời lỗ cao hơn.
Chiến lược mua giá suy yếu cũng là một chiến lược được áp dụng ngược lại với trường hợp xu hướng tăng. Đó là chọn bán ra khi giá tạo sức mạnh (Selling into Strength).
Nhiều trader cũng xem chiến lược Buy Weakness (Buying on Weakness) là một cách để chốt lời hiệu quả trong trường hợp họ đang có vị thế bán không có lợi nhuận trước đó.
Những cú bật nhảy của giá có thể diễn ra nhanh chóng ngay cả khi nó đang trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, chiến lược Buy Weakness: chiến lược mua khi giá suy yếu chỉ được áp dụng trong các xu hướng tăng và xu hướng tăng dài hạn.
Đặc biệt là đối với các cổ phiếu có nền tảng và yếu tố cơ bản tốt. Đối với các loại cổ phiếu này, việc mua vào khi giá suy yếu là một chiến lược khá tốt. Bởi bất kỳ trường hợp sụt giảm nào của giá trong xu hướng tăng đều có thể là cơ hội tốt để mua dài hạn.
Tuy nhiên, đối với thị trường Forex thì chiến lược Buy Weakness: mua khi giá suy yếu là chiến lược không phù hợp và có nguy cơ gây thua lỗ nặng nề.
Lý do là bởi xu hướng trên thị trường Forex thay đổi liên tục, không kéo dại và việc có đòn bẩy rất cao có thể khiến mua vào khi giá suy yếu cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, chiến lược mua vào khi giá suy yếu vẫn có thể được áp dụng trên thị trường Forex nếu trader chấp nhận chờ đợi tín hiệu đảo chiều rồi mới vào lệnh mua.
Đặc điểm của Buy Weakness: chiến lược mua giá suy yếu là gì?
Tín hiệu để trader có thể thực hiện chiến lược “Buy Weakness: mua khi giá suy yếu” thường được xác định thông qua việc theo dõi các kênh giao dịch.
Kênh giao dịch có thể là kênh giá envelope hoặc kênh xu hướng. Các giao dịch áp dụng chiến lược mua vào khi giá giảm thường tập trung vào việc xác định giá cổ phiếu nào đang sụt giảm quá mức.
Sau khi đã xác định được giá cổ phiếu nào đang bị sụt giảm quá mức, lúc này các nhà giao dịch mới bắt đầu tích lũy các vị thế để kiếm lợi nhuận tiềm năng khi giá cổ phiếu tăng trở lại.
Việc mua giá giảm hoặc bán khi giá tăng là 2 chiến lược xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản là mua giá thấp và bán giá cao.
Mua vào khi giá suy yếu cũng có thể được gọi là mua tại mức giá thoái lui hoặc mua tại mức giá hỗ trợ. Mua giá giảm thông qua việc sử dụng các kênh giao dịch
Sử dụng kênh giao dịch để áp dụng chiến lược mua giá suy yếu là một trong những cách phổ biến để phát hiện ra tín hiệu mua giá giảm. Nó có thể là kênh dạng xu hướng ngắn hạn hoặc kênh giá envelope dài hạn.
Kênh xu hướng
Kênh xu hướng là kênh giá ngắn hạn được vẽ theo một xu hướng cụ thể. Đây có thể là một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm và chúng cũng tăng dần, giảm dần theo xu hướng. Ngoài ra, chúng có thể đi ngang nếu một xu hướng chững lại.
Kênh xu hướng sẽ tạo ra các mức kháng cự và hỗ trợ trong kênh giá. Đây là các mức lý tưởng để xác định các giao dịch mua giá suy yếu.
Tín hiệu trên các kênh xu hướng sẽ có xu hướng rủi ro hơn nếu chúng không bao hàm đầy đủ các chu kỳ giao dịch.
Ví dụ như sự kiện đảo chiều của giá, giá vẫn sẽ theo xu hướng hiện hành và giao dịch trong các dải trên/dưới của kênh giá.
Kênh giá envelope
Kênh giá envelope được hiểu như các dải bollinger đáng tin cậy trong việc xác định các dấu hiệu giao dịch mua giá suy yếu.
Bởi chúng tạo nên một kênh giá động rộng rãi hơn, giúp xác định xu hướng chứng khoán trong một thời kỳ dài hạn hơn.
Cách kênh giá envelope này sẽ vẽ các đường kháng cự cao hơn và các đường hỗ trợ thấp hơn. Từ đó, các nhà đầu tư có thể xác định được phạm vi giá mà cổ phiếu có khả năng giao dịch.
Các dải bollinger chính là một trong những kênh giá envelope phổ biến nhất nhằm xác định các tín hiệu mua vào khi giá suy yếu tiêu chuẩn.
Các kênh này tạo ra 2 vùng kháng cự và hỗ trợ nằm ở phía bên trên và bên dưới đường trung bình động (Moving Average). Nó giúp các nhà giao dịch xác định được mức kháng cự và mức hỗ trợ của giá chứng khoán.
Giao dịch với chiến lược mua giá suy yếu như thế nào?
Cách thức giao dịch với Buy Weakness – chiến lược mua giá suy yếu bằng việc sử dụng các kênh giao dịch, các nhà đầu tư có thể dễ dàng phát hiện khi cổ phiếu đã đạt đến giai đoạn gọi là đáy mua. Các điểm giá trong giai đoạn đáy mua này nằm gần hoặc ngay đường xu hướng hỗ trợ của kênh giá.
Khi đã đạt đến mức hỗ trợ, giá chứng khoán dự kiến sẽ có ít tiềm năng giảm xuống thấp hơn. Vì vậy, các nhà giao dịch nên nhập các vị thế giao dịch dự kiến để thu về lợi nhuận từ việc tăng giá.
Mua chứng khoán với mức giá hỗ trợ và cho phép chúng tăng một mức nhất định chính là cách lý tưởng để hưởng lợi từ giao dịch Buy Weakness. Ngoài ra, các nhà giao dịch cũng có thể mua các quyền chọn bán.
Quyền chọn bán này có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào cho đến khi đáo hạn. Ví dụ như chủ sở hữu một quyền chọn bán, có thể thực hiện quyền chọn sau đó bán khi thị trường mở để thu về lợi nhuận tức thời khi giá tăng trở lại.
Kết luận
Như vậy, chienluocfx.com đã chia sẻ đến bạn bài viết về Buy Weakness (chiến lược mua giá suy yếu). Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc đầu tư Forex lâu dài.