Giao dịch theo kỳ hạn giúp trader giảm thiểu rủi ro giữa biến động của thị trường. Đồng thời, áp dụng chỉ báo Momentum cũng sẽ giúp trader thu về vốn lời cao.
Bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về chiến lược giao dịch theo kỳ hạn và cách sử dụng chỉ báo Momentum hiệu quả trong chiến lược giao dịch Forex? Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tìm hiểu Giao dịch theo kỳ hạn là gì?
Giao dịch theo kỳ hạn là hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ nào đó theo tỷ giá kỳ hạn xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm được xác định trong tương lai.
Nhờ có giao dịch này mà các trader có thể phòng ngừa rủi ro trước sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, tài sản tài chính hay lãi suất.
Ưu điểm của giao dịch theo kỳ hạn
- Giao dịch theo kỳ hạn được thực hiện ở thị trường ngoại hối OTC (thị trường phi tập trung).
- Các bên tham gia mua bán phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nên có tính chất thực thi cao.
- Tỷ giá kỳ hạn xây dựng dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay.
- Thông thường kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn đối với các cá nhân và doanh nghiệp (khách hàng bán lẻ) là 1 tháng, và từ 7 đến 15 ngày đối với thị trường liên ngân hàng. Vì vậy, kỳ hạn hợp đồng ngoại hối sẽ là bội số của 30 ngày: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 9; 12 tháng.
- Tỷ giá kỳ hạn có thể bằng tỷ giá thị trường giao ngay nhưng đa phần sẽ được tăng giá hoặc giảm giá so với giá giao ngay.
- Khi hợp đồng giao dịch theo kỳ hạn được ký kết, vào ngày đáo hạn, lệnh Buy hoặc Sell của các nhà đầu tư sẽ được thực hiện tại mức giá kỳ hạn, dù thị trường lúc đó có thế nào đi chăng nữa. Hoạt động của hợp đồng kỳ hạn lúc này cũng tương đồng với các lệnh chờ ở mức giá khớp lệnh được ấn định trước. Tuy nhiên, ở hợp đồng kỳ hạn, lệnh chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn và các loại lệnh chờ khác thì được khớp bất cứ lúc nào khi giá thị trường chạm đến mức giá đã được thiết lập.
Momentum là gì? Ý nghĩa của chỉ báo Momentum trong Forex
Sau khi tìm hiểu về giao dịch theo kỳ hạn, chúng ta sẽ tìm hiểu đến chỉ báo Momentum (Momentum Indicator) trong phong cách giao dịch này.
Trong Forex, ta có thể hiểu đây là sức mạnh của xu hướng. Momentum chính là các chỉ báo có công dụng đo lường, đánh giá tốc độ thay đổi của giá.
Từ đó, các trader sẽ thông qua các chỉ báo này để xác định được sức mạnh đằng sau xu hướng hiện tại. Cụ thể là xác định được thị trường có tiếp tục hướng đi của xu hướng chính hay xu hướng đó đang mất đà và đảo chiều, nhờ vậy, trader có thể đặt lệnh chuẩn xác hơn.
Vì vậy, chỉ báo Momentum rất quan trọng trong việc giao dịch Forex, cụ thể như sau:
Giúp nhìn nhận tổng quát sức mạnh của xu hướng
Chỉ báo Momentum tăng cho thấy xu hướng thị trường đang tăng và khá bền vững. Trường hợp chỉ báo này giảm sẽ cho thấy xu hướng cũ đang suy yếu và có khả năng đảo chiều cao.
Giúp phân tích sâu về hành vi giá
Bên cạnh đó, chỉ báo Momentum cũng tồn tại trong từng thân nến, cụ thể như sau:
- Một cây nến có phần thân dài, không có bóng nến là cây nến mạnh (nến Marubozu), chứng tỏ có lực momentum cao.
- Một cây nến có phần thân ngắn với một hoặc cả hai bóng nến dài thì được coi là nến yếu và có lực momentum thấp.
Như vậy, chỉ cần so sánh nến tăng, nến giảm và sức mạnh của từng cây nến, các trader cũng có thể đo lường được độ mạnh của xu hướng thị trường trong thời điểm đó.
Cung cấp 3 tín hiệu quan trọng
- Khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100 cho thấy tín hiệu giá đang di chuyển nhanh hay chậm hoặc quá mua hay quá bán hoặc quá mua.
- Khi đường Momentum cắt đường trung bình động MA, bạn sẽ tìm ra điểm mà tại đó giá có dấu hiệu đảo chiều.
- Khi đường chỉ báo Momentum phân kỳ hoặc hội tụ cho thấy giá đang có xu hướng đảo chiều. Nhưng nếu đang trong xu hướng mạnh thì tín hiệu này khá yếu.
Cách sử dụng Momentum trong Forex
Chỉ báo Momentum giúp xác định sức mạnh đằng sau mỗi xu hướng và cung cấp cho nhà đầu tư 3 loại tín hiệu trong quá trình giao dịch.
Tín hiệu giao cắt với đường 100
Xu hướng thị trường Forex luôn biến động, vì thế mà đa phần thời gian diễn ra giao dịch trên thị trường, Momentum luôn nằm phía trên hoặc dưới đường 100.
Tại thời điểm mà Momentum cắt đường 100, thị trường thường sẽ xuất hiện các tín hiệu mua/bán, nhưng không phải là các tín hiệu mạnh.
Khi Momentum cắt đường 100 hướng từ dưới lên, điều này cho thấy các trader đang ở vị thế Long (Mua) chiếm ưu thế hơn, khả năng giá sẽ tiếp tục tăng. Vì vậy, lúc này, bạn có thể vào lệnh Buy.
Khi Momentum cắt đường 100 từ trên xuống, phe Short (Bán) có ưu thế hơn, khả năng giá sẽ tiếp tục giảm và bạn có thể vào lệnh Sell lúc này.
Với mỗi lần giao cắt như thế thì ít nhất giá sẽ xuất hiện một đợt tăng hoặc giảm, nhưng các đợt tăng giảm này đa số rất ngắn, có khi nó chỉ đơn giản là một đợt retest lại của một xu hướng chung nào đó.
Tín hiệu giao cắt với đường trung bình di động MA
Trong phân tích kỹ thuật, các chuyên gia thường kết hợp đường Momentum với đường trung bình di động MA để tìm ra các điểm mà tại đó giá có khả năng đảo chiều, bắt đầu một xu hướng mới.
Các trader có thể thiết lập đường MA với số kỳ tùy ý, tuy nhiên, thường là 9, 14 hoặc 21 kỳ. Số kỳ càng dài thì độ mượt càng cao, nhưng tín hiệu nhận được sẽ bị trễ so với biến động của giá.
Tín hiệu này cơ bản là vào lệnh Buy khi Momentum cắt MA từ dưới lên và lệnh Sell khi Momentum cắt MA từ trên xuống. Tuy nhiên, tín hiệu này vẫn khá thô sơ như tín hiệu giao cắt với đường 100.
Để hiệu quả hơn, các nhà đầu tư nên sử dụng tín hiệu này cho giao dịch theo hướng của xu hướng chung trước đó (như trường hợp phân tích tín hiệu giao cắt với đường 100 ở trên) hoặc nhận tín hiệu khi Momentum rơi vào vùng quá mua (overbought) hoặc quá bán (oversold).
Như hình trên, bạn có thể thấy tín hiệu quá bán của chỉ báo RSI xuất hiện trước, cho thấy khả năng thị trường sẽ điều chỉnh tăng trở lại.
Lúc này, các nhà đầu tư chỉ cần chờ đợi tín hiệu Momentum cắt MA từ dưới lên để vào lệnh Buy. Stop Loss tại đáy gần nhất và take-profit sao cho lợi nhuận ít nhất là gấp 2 lần so với Stop Loss.
Tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ giữa đường Momentum và đường giá
Hội tụ xảy ra khi giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng Momentum tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Còn phân kỳ xảy ra khi giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Trước khi xuất hiện sự phân kỳ của giá và chỉ báo Momentum, thị trường đang ở xu hướng tăng. Sau khi phân kỳ xuất hiện, giá đảo chiều, bắt đầu một xu hướng mới, chuyển từ tăng sang giảm.
Tương tự với trường hợp xuất hiện hội tụ giữa giá và chỉ báo Momentum.
Tuy nhiên, tín hiệu giá đảo chiều xuất hiện sự hội tụ hoặc phân kỳ như hình bên trên thì đây là tín hiệu yếu. Nếu giá đang trong xu hướng mạnh, các tín hiệu này rất dễ bị sai.
Việc phân tích sự đảo chiều của giá dựa vào các tín hiệu này chỉ là một sự phân tích tham khảo. Vì vậy, các trader không nên sử dụng tín hiệu này một cách độc lập mà hãy kết hợp với các phương pháp hoặc chỉ báo kỹ thuật khác.
Trên đây là bài viết về giao dịch theo kỳ hạn và cách sử dụng chỉ báo Momentum trong Forex. Hy vọng rằng với những thông tin mà chienluocfx.com cung cấp sẽ giúp bạn tăng thêm kinh nghiệm giao dịch Forex nâng cao tỷ lệ thành công!